Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng có thể nói là bệnh nguy hiểm nhất, bệnh lây lang nhanh và gây chết cây hàng loạt. Bệnh có thể gây hại ở bất cứ giai đoạn nào của cây sầu riêng, đặc biệt là giai đoạn sầu riêng bước vào thời kỳ kinh doanh rất dễ mắc bệnh. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm tấn công trên các bộ phận của cây như: thân, cành, lá, quả,… Trong đó, triệu chứng nứt thân, xì mủ là quan trọng nhất.

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.

Ngoài ra, những vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất nên khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ rất dễ nhiễm bệnh.

Ở một số vườn cây mới trồng cũng gặp tình trạng bệnh nứt thân xì mủ vì nấm Phytopthora đã tồn tại sẵn trong nền đất cũ, bà con khi trồng mới đã không cải tạo lại nền đất, không xử lý nấm bệnh thật kĩ trong đất trước khi trồng nên cây rất dễ mắc.

Những vườn sầu riêng đã già cỗi, khai thác nhiều năm nên sức đề kháng kém cũng rất dễ mắc bệnh.

Do bà con không kiểm tra vườn thường xuyên nên không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh nứt thân xì mủ

Trên thân, cành: Bệnh nứt thân xì mủ thường khó phát hiện sớm, đến khi thấy hiện tượng chảy nhựa (xì mủ) từ vết bệnh do nấm gây ra. 

Nếu phát hiện sớm vết bệnh nhỏ, việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả cao. Nếu phát hiện muộn, vết bệnh lan rộng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành từng mảng lớn dẫn đến làm cho cây suy yếu và có thể chết cây.

Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu, thường có dạng gần tròn, sũng nước với rìa màu vàng nhạt. Vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ phía cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần.

Trên trái: Vết bệnh đầu tiên là một đốm đen nhỏ sũng nước lan rộng nhanh. Vết thối có thể lan sâu làm hỏng phần cơm bên trong của trái. Trên vết bệnh có thể thấy nấm tạo thành một lớp trên bề mặt màu trắng xám với rất nhiều bào tử và có khả năng lây lan qua gió, mưa.

Biện pháp xử lý bệnh

Khi phát hiện cây bị bệnh nứt thân xì mủ bà con cần xử lý kịp thời vì nó lây lan rất nhanh. Để xử lý được bệnh nứt thân xì mủ bà con sử dụng sản phẩm Agri-fos 640 (Anh Quốc ) .

Bước 1 :

Cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh, làm sạch vỏ cây, không nên cạo quá sâu

Bước 2:

Dùng Agri-fos 640 ( Anh Quốc ) nguyên chất+ Mataxyl/ Ridomil Gold quét trực tiếp vào chổ bệnh, quét 2 lần/ 1 ngày . Quét đế khi nào vết bệnh khô thì dừng

Bước 3:

Dùng Agri Fos 640 ( Anh Quốc ) pha liều lượng 1L pha cho 400 lít nước phun và tưới toàn vườn để ngăn chặn nấm bệnh lây lan

Biện pháp canh tác

  • Đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, không để nước ứ đọng lâu ngày trong gốc. Tưới bằng nguồn nước sạch.
  • Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống, để có ánh nắng, giảm áp lực phát sinh bệnh.
  • Không đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng tối đa.
  • Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
  • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa để giữ ẩm cho cây.
  • Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.

Bà con tham khảo thêm một số bài viết kỹ thuật hay khác TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận