Cam sành hữu cơ ở huyện Hàm Yên có nguồn gốc từ bản Mường. Đến khoảng những năm 1890, có hai cụ già người dân tộc đang đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, huyện Hàm Yên thì bắt gặp những cây mọc ngang tầm với, quả vàng trĩu cành nên hái xuống ăn thử. Thấy thứ quả lạ có vị ngọt đậm, thanh mát, lại khiến người tỉnh táo lạ kì nên hai cụ mang về trồng trong vườn nhà. Bắt đầu nhân giống ra khắp vùng Hàm Yên, Tuyên Quang. 

Vụ cam năm nay, người trồng cam sành hữu cơ ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thu lãi cả trăm triệu đồng vì cam được giá và được thị trường khó tính đón nhận.

Đặc điểm của cam sành Hàm Yên.

So với những giống cam khác trên cả nước thì cam sành Hàm Yên được đánh giá có vị ngọt thanh, hương thơm dịu và hấp dẫn hơn cả. Cam mới ra quả sẽ có màu xanh, khi chín thì chuyển sang vàng óng, trái căng mọng, lốm đốm đặc trưng. Vỏ cam sành Hàm Yên khá mỏng và sần nhẹ lúc chín. Thông thường, quả cam khi thu hoạch sẽ có kích thước vừa bằng lòng bàn tay. Khi chọn mua cam, du khách nên lựa những quả chín, vàng đều, không bị rám hay thâm. 

Tình hình thị trường cam sành hữu cơ.

Với diện tích cam chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam là 22,6ha/15 hộ tham gia tại các xã Bằng Cốc, Tân Thành, Nhân Mục và thị trấn Hàm Yên. Cam Hàm Yên sản xuất theo hướng hữu cơ chủ yếu là giống cam sành và cam BH32. Các sản phẩm cam sành hữu cơ 100% đều có tem truy xuất nguồn gốC. Được kết nối tiêu thụ với các doanh nghiệp, thương lái với giá 25.000/kg, cao gấp đôi so với giá cam trồng theo thông thường.

Gia đình anh Đặng Văn Thành ở thôn 2, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên trồng 3ha cam, trong đó 1,5ha cam theo hướng hữu cơ được 5 năm nay. Năm nay, ngay đầu vụ khi cam bắt đầu cho thu hoạch, nhiều thương lái đầu mối tại các siêu thị lớn đã đến đặt hàng và thu mua.

Với 1,5ha cam trồng theo cách thông thường, gia đình anh Thành thu về khoảng 30 tấn. Trong khi đó trồng theo mô hình hữu cơ, diện tích 1,5ha cho thu về khoảng 15 tấn. Tuy nhiên, cam hữu cơ được thu mua với giá 25.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí anh Thanh lãi từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg.

Gia đình anh làm cam được 5 năm nay, năm 2020, diện tích 1,5ha cam của gia đình anh được công nhận hữu cơ. Trung bình mỗi năm, vườn cam hữu cơ của anh thu lãi khoảng 130 triệu đồng/năm, trong khi đó diện tích trồng cam thông thường lãi chỉ khoảng 100 triệu đồng/năm.

cam sành hữu cơ

Khó khăn.

Mặc dù giá cam sành hữu cơ được thu mua cao nhưng năm nay, người làm cam ở Hàm Yên cũng gặp những khó khăn như việc giá phân bón tăng cao. Bên cạnh đó, giá thuê nhân công chăm sóc, thu hái cao cũng tăng lên. Nếu năm ngoái chỉ thuê 200.000/người/ngày thì năm nay tăng lên 300.000 đồng/người/ngày.

Gia đình ông Hoàng Biên ở tổ dân phố Tân Yên, thị trấn Tân Yên có 2,4ha cam trồng theo hướng hữu cơ. Ông Biên cho biết, năm nay cam khá được giá, năng suất cũng ổn định. Thế nhưng khó khăn lớn trồng hữu cơ là hiện nay chưa có đại lý nào bán các loại phân bón và chế phẩm phục vụ làm hữu cơ. Trong khi đó quy trình làm các chế phẩm chế biến làm phân bón, chế phẩm diệt trừ sâu bệnh hại rất mất công và thời gian.

Một khó khăn nữa với người trồng cam như ông là bệnh vàng lá thối rễ và bệnh vàng lá gân xanh đang bùng phát và lan rộng khiến cả nghìn ha cam bị chết. Với diện tích cam trồng theo hướng hữu cơ và những nhà vườn có điều kiện chăm bón đủ dinh dưỡng cho cây thì tỷ lệ chết thấp, còn phần lớn nhiều hộ gia đình cây cam bị chết đồng loạt.

Tuy nhiên khó khăn của việc phát triển theo hướng hữu cơ tại Tuyên Quang là hiện nay quỹ đất khoanh vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đủ lớn để cho sản xuất hàng hóa. Giống cam của địa phương cũng cần có cơ quan, đơn vị cung cấp giống tốt, sạch bệnh, bởi nếu bà con tự lo khâu giống sẽ không làm chủ được chất lượng, dẫn đến rủi ro, thiếu bền vững. 

cam sành hữu cơ

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Ông Hà Phúc Mịch ) cho biết, qua hơn 4 năm triển khai làm nông nghiệp hữu cơ, những vườn cam của huyện Hàm Yên ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, khi cam được công nhận đạt chuẩn hữu cơ thì thị trường sẵn sàng đón nhận. Việc của các cơ quan chức năng, tổ chức PGS địa phương là cần giúp đỡ bà con nông dân xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ. Đảm bảo đầu ra cho bà con ổn định, đảm bảo lợi nhuận để nông dân yên tâm làm cam hữu cơ.

Cũng theo ông Mịch, rào cản lớn với người sản xuất trồng trọt hữu cơ ở Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung hiện nay là chưa có đơn vị cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp chuyên nghiệp cho các đơn vị, nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/

Bà con xem các bài tin tức về nông nghiệp mới nhất TẠI ĐÂY.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận