Sầu riêng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao nhưng không phải loại đất nào cũng thích hợp để trồng. Mỗi loại đất đều có những tiêu chuẩn về độ pH. Vậy độ pH đất thích hợp cho cây sầu riêng là bao nhiêu thì kính mời quý bà con cùng tìm hiểu bài kỹ thuật dưới đây nhé !

Độ pH thích hợp cho cây sầu riêng

Sầu riêng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia về trồng cây công nghiệp cho biết: Đất trồng sầu riêng có độ pH lý tưởng nhất rơi vào khoảng 6 – 6,5, một số vùng có độ pH từ 5 – 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.

Theo kết quả thực tế cho thấy: đất ven sông tiền, sông Hậu là những vùng đất thích hợp nhất để trồng sầu riêng. Tuy nhiên để tránh hiện tượng ngập úng, bà con tại những khu vực này nên chú ý bồi đất, đắp ụ. Ngoài ra, cũng nên đảm bảo không có hiện tượng khô hạn vào thời điểm sầu riêng ra hoa.

Ngoài ra, những khu vực như Bảo Lộc, Di Linh của tỉnh Lâm Đồng cũng khá thích hợp đều trồng sầu riêng.

Đất cát không thích hợp để trồng sầu riêng do chúng thoát nước nhanh trong khi đó, sầu riêng là loại cây cần được giữ ẩm khi ở thời kì cây con. Ngoài ra, đất nghèo dinh dưỡng cũng khó có thể đảm bảo tốt cho sự phát triển của cây.

Ngoài ra, đất sét nặng cũng khó có thể trồng sầu riêng do chúng thoát nước kém dẫn đến hiện tượng dễ bị thối do nấm bệnh khi ngập úng.
Chính vì thế, trước khi quyết định trồng sầu riêng, bà con nên tiến hành kiểm tra xem đất có độ PH bằng dụng cụ đo pH đất để xác định xem đất có phù hợp để trồng sầu riêng hay không. Bởi loại cây này không phải đất nào cũng có thể trồng và ra hoa, kết trái tốt.

Bà con có thể tham khảo một số máy đo pH đo độ pH của đất như: Máy đo PH DM15, máy đo pH đất Milwaukee MW101,…

Khi xác định được chỉ số pH đất, bà con sẽ rút ngắn thời gian trong việc chăm sóc sầu riêng cũng như mang lại năng suất trồng sầu riêng tốt như mong muốn.

Khi đã có được tiêu chuẩn pH đất cho cây sầu riêng và điều kiện khí hậu thuận lợi thì dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong từng giai đoạn phát triển bà con cũng nên chú ý để bổ sung dinh dưỡng cho tốt.

Giai đoạn chuẩn bị đất trồng

Chuẩn bị đất trồng là giai đoạn quan trọng trong quá trình trồng sầu riêng. Trước khi đưa cây con xuống vườn, bà con nên cải tạo đất trồng bằng cách sử dụng bón vôi kết hợp với phân trùn quế. Nó không chỉ cung cấp dưỡng chất calci cho cây mà còn có tác dụng khử độc để nâng pH đất.

Cách làm trên không chỉ ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ. Ngoài ra, nó còn cung cấp Ca cho cây hút. Khi pH đất cho sầu riêng được cải thiện, chất độc sẽ giảm, bộ rễ có cơ hội để phát triển kéo theo khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ tăng, giúp cây khỏe mạnh.

Đây là giải đoạn chuẩn bị đưa cây sầu riêng vào đất đã chuẩn bị để trồng, bà con có thể tham khảo một số phương pháp chuẩn bị chất dinh dưỡng cho cây như sau:

Trước 15 đến 30 ngày, bà con dùng khoảng 2-3 kg phân hữu cơ vi sinh trộn vào đất ở trong hố và lấp lại.

Trước khi bón phân hữu có đã chuẩn bị ở trên (trước 10-20 ngày), bà con nên dùng vôi rải lên khu vực đất trồng sầu riêng ở phòng tránh nấm bệnh. Tuyệt đối không được sử dụng vôi và phân hữu cơ cùng thời điểm bởi vôi sẽ làm giảm số vi sinh vật có lợi trong phân.

Giai đoạn cây con

Trong thời gian từ 1-3 năm tuổi của cây, bà con nên bổ sung thêm lượng đảm nhằm kích thích quá trình tạo cành và nhánh của sầu riêng

Bà con có thể sử dụng hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm được trộn phải cao hơn hàm lượng lân và kali. Bà con có thể tham khảo cách bón sau:

  • Năm 1: NPK 2-2-1
  • Năm 2 và năm 3: NPK 2-1-1 hoặc 3-1-1 tùy theo tình trạng cây và đất trồng mà điều chỉnh cho thích hợp:

Nếu thiếu đạm: Lá cây sầu riêng có màu xanh vàng hoặc xanh nõn chuối. Ngược lại khi thừa đạm, thân và lá có màu xanh đậm sẽ khiến sâu bệnh dễ tấn công, cây đậu quả ít và dễ rụng quả.

Giai đoạn ra hoa và đậu trái

Đây là giai đoạn mà cây sầu riêng cần nhiều kali để khích thích quá trình đậu và phát triển trái sầu riêng.

Tỷ lệ phân bón, bà con có thể tham khảo như sau:

  • Giai đoạn đón hoa: Trước đó khoảng 30-40 ngày, bà con bón theo tỷ lệ NPK 10-50-17 với lượng 2-3kg/cây. Bà con có thể kết hợp với phân hữu cơ vi sinh từ 3-4kg/gốc cây.
  • Giai đoạn hình thành nụ hoa: NPK 20-20-20 với liều lượng 2-3kg/cây kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh cho cây.
  • Giai đoạn bắt đầu ra quả: Quả có đường kính 10-15 cm dùng NPK 12-12-17 với lượng 2-3 kg/cây.
  • Trước khi quả chín: Trước khi khoảng 30 ngày, bà con bón với tỉ lệ NPK 16-16-8 liều lượng 2-3kg/cây.

Giai đoạn sau thu hoạch

Sau một vụ thu hoạch, bà con cũng nên chuẩn bị chất dinh dưỡng cho đất trong vụ mùa năm sau, với kế hoạch bón phân:

  • Phân bón vô cơ: NPK 18-11-5 với lượng từ 2-3kg/cây. Tại thời điểm này, bà con nên giảm lượng kali và tăng hàm lượng đạm giúp phục hồi cây nhanh chóng.
  • Phân bón hữu cơ: Bà con bón theo hàm lượng 4-5kg/gốc

Kính chúc quý bà con nông dân sức khỏe dồi dào, thành công và trúng mùa được giá !

Bà con tham khảo thêm một số bài viết kỹ thuật về cây trồng khác TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận